Bánh Tro Bình Định Được làm từ gạo nếp , chiếc bánh tro dung dị có thể dùng như loại bánh ăn chơi, hay dùng trong những dịp cúng giỗ và nhất là vào dịp Tết Đoan Ngọ (mồng 5 tháng 5 Âm lịch) ở một số tỉnh miền Trung như Bình Định, Phú Yên… Đặc biệt hơn nổi tiếng nhất tại miền trung là bánh tro Bình Định
Nguyên liệu của bánh tro Bình Định
Bánh tro được làm từ gạo nếp, loại nếp ngon, đều hạt và không bị lộn gạo. Nếp sau khi được lựa cẩn thận thì đem ngâm với nước vôi trong, để một đêm thì vớt ra, vo lại với nước cho sạch, rồi ngâm tiếp với nước tro củi, thêm một đêm nữa. Sau đó, nếp lại được vớt ra, vo lại bằng nước sạch.
Để gói bánh tro, người ta thường dùng lá dong. Có nơi dùng lá cau, lá dừa hoặc lá chuối. Bánh được gói thành hình ống, như cây bánh tét, nhưng nhỏ hơn nhiều, chiều dài khoảng 15-20cm, đường kính 3cm.
Cách thức làm ra bánh tro Bình Định
Sau khi gói bánh sẽ là công đoạn nấu bánh
Người nấu sẽ xếp một lớp bánh cùng một lớp măng khô cách đều nhau và nấu trong vòng khoảng 4 tiếng đồng. Măng khô sẽ làm chiếc bánh có màu cam đỏ đẹp mắt.
Để cho chiếc bánh tro dung dị và giản đơn thành hình thành dạng là cả một quá trình gian nan tốn công tốn sức của người làm bánh. Hình dáng chiếc bánh thon dài, nhỏ nhắn và xinh xắn thể hiện sự khéo tay của người gói. Và chiếc bánh tro khi bóc ra có màu can đỏ đẹp mắt, cắn vào cảm nhận vị dẻo thơm và mịn màng của nếp, chính là cái tài của những người nấu
Cách ăn bánh tro ngon
Để hấp dẫn và đậm đà hơn, bánh tro thường được dùng với đường, loại đường mật nguyên miếng vàng ươm, hoặc không thì với đường cát trắng cũng đủ ngon
TH – Food chuyên thực phẩm sạch đồng quê Bình Định.
Xem Thêm: Bánh Canh Bột Gạo Bình Định, Bánh Canh Bột Lọc Bình Định
Đánh giá Bánh Tro Bình Định